[CHÍNH HÃNG] Thuốc Nhiệt Miệng PV điều trị nhiệt miệng

0
233
Thuốc Nhiệt miệng PV
Thuốc Nhiệt miệng PV

Thuốc Nhiệt Miệng PV được sử dụng trong điều trị nhiệt miệng. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng?  Hãy cùng Sàn bán buôn (sanbanbuon.vn) tìm hiểu những thông tin về thuốc Nhiệt Miệng PV ngày trong bài viết sau đây.

Thành phần

Thành phần:

Hoàng bá430mg
Hoàng cầm430mg
Hoàng liên170mg
Bạch thược170mg
Thạch cao170mg
Tế tân170mg
Cam thảo170mg
Tri mẫu170mg
Huyền sâm170mg
Sinh địa170mg
Mẫu đơn bì170mg
Qua lâu nhân170mg
Liên kiều170mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: viên nang.

Hình 1: Thuốc Nhiệt miệng PV
Hình 1: Thuốc Nhiệt miệng PV

Tác dụng – Chỉ định của thuốc Nhiệt Miệng PV

Tác dụng của thuốc Nhiệt Miệng PV

Hoàng bá: trong đông y, có tác dụng giáng hoả, tư âm. Hay nói cách khác là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc điều trị lở loét miệng lưỡi, trĩ, tiểu ra máu,…

Hoàng cầm: Vị khổ (đắng), tính hàn, tác dụng vào 5 kinh: can, đởm, tâm, phế, đại trường với chức năng thanh nhiệt, cầm máu, an thai, hạ sốt,…Còn có nghiên cứu Hoàng Cầm có tác dụng trong điều trị Bạch sản miệng (OLK).

Hoàng liên: Vị khổ (đắng), tính hàn có tác dụng tá hoả giải độc, thanh nhiệt, trị lở loét mồm miệng do nhiệt, lợi xương ích mật, hạ lỵ,…

Bạch thược: Có vị toan (chua), hơi đắng với tác dụng trị một số bệnh tự miễn (vẩy nến, lupus ban đỏ,…), kháng viêm, bảo vệ thần kinh, bảo vệ tim mạch, giảm đau, cải thiện tình trạng rối loạn lo âu, điều hoà nội tiết tố,…

Thạch cao: Vị cam (ngọt), tính rất hàn, có tác dụng thanh nhiệt dư thừa, tá hỏa. Điều trị các vấn đề do nhiệt gây ra (sốt cao), nhức đầu, khô miệng, đau nướu, đau răng, loét mồm miệng…

Tế tân: Có vị tân (cay), tính ấm với tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, kháng khuẩn, giảm ho, long đờm, đau nhức răng, ôn phế, đau đầu, đau dây thần kinh, đau khớp.

Cam thảo: tính bình có tác dụng giảm cholesterol, bồi bổ cơ thể, điều hoà các vị thuốc, giải độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chữa tỳ vị hư nhược, đau bụng do tiêu chảy, kém ăn, sốt do mệt mỏi, trị ho, long đờm, thanh nhiệt, bảo vệ gan…

Tri mẫu: vị khổ (đắng), tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, nhuận phế. Trị viêm phổi, sốt cao, ho, hắc lào, phế nhiệt, ho có đờm, viêm họng,…

Huyền sâm: Có vị cam (ngọt), hơi đắng, tính mát có tác dụng tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc, sinh tân, nhuận táo, hoạt trường. Trị nóng trong, mụn nhọt, táo bón…

Sinh địa: tính mát có tác dụng bổ máu, bổ thận. Trị sốt cao, ho dai dẳng, táo bón, chảy máu,…

Mẫu đơn bì: vị cay, đắng, có tác dụng tán ứ huyết, thanh huyết nhiệt. Trị sốt cao, mất máu, giảm đau, máu nóng,..

Qua lâu nhân: tính hàn, vị cam (ngọt), hơi đắng có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt hoá đàm, nhuận tràng, chỉ khái,…

Liên kiều: vị khổ (đắng), tính hàn có tác dụng bảo vệ gan, cầm nôn, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc,… Trị mẩn ngứa, mày đay, tiểu tiện khó, mụn nhọt, phát ban,…

Hình 2: Thuốc Nhiệt miệng PV
Hình 2: Thuốc Nhiệt miệng PV

Chỉ định thuốc Nhiệt Miệng PV

Người bị viêm loét khoang miệng, lưỡi (nhiệt miệng), đau nhức răng, môi miệng sưng đau, chảy máu chân răng, sưng lợi, hôi miệng, viêm họng.

Hình 3: Thuốc Nhiệt miệng PV
Hình 3: Thuốc Nhiệt miệng PV

Liều dùng – Cách dùng thuốc Nhiệt Miệng PV

Liều dùng thuốc Nhiệt Miệng PV

Người lớn: 3 viên/lần x 3 lần/ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: 2 viên/lần x 3 lần/ngày.

Hình 4: Thuốc Nhiệt miệng PV
Hình 4: Thuốc Nhiệt miệng PV

Cách dùng thuốc hiệu quả Nhiệt Miệng PV

Uống thuốc cùng với một ly nước để dễ nuốt trôi thuốc.

Uống sau ăn.

Tránh các chất kích thích, đồ ăn cay nóng.

Hình 5: Thuốc Nhiệt miệng PV
Hình 5: Thuốc Nhiệt miệng PV

Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc.

Người thể hàn hay mắc tỳ vị hư hàn.

Phụ nữ có thai.

Hình 6: Thuốc Nhiệt miệng PV
Hình 6: Thuốc Nhiệt miệng PV

Tác dụng phụ

Hình 7: Thuốc Nhiệt miệng PV
Hình 7: Thuốc Nhiệt miệng PV

Trong quá trình sử dụng, chưa có báo cáo về tác dụng có hại mà thuốc gây ra trên bệnh nhân. Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.

Tương tác

Nhiệt miệng PV ít có tương tác với các thuốc hay thức ăn dùng cùng.

Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần liệt kê các thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng với y bác sĩ để theo dõi, đề phòng xảy ra tương tác và để được tư vấn và điều chỉnh phù hợp

Hình 8: Thuốc Nhiệt miệng PV
Hình 8: Thuốc Nhiệt miệng PV

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

Lưu ý và thận trọng

Nhiệt miệng PV không gây ảnh hưởng bất lợi đối với người lái xe hay khi vận hành máy móc.

Hình 9: Thuốc Nhiệt miệng PV
Hình 9: Thuốc Nhiệt miệng PV

Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ có thai không được sử dụng thuốc vì trong thành phần có chứa Cam thảo, đây dược liệu làm tăng khả năng sảy thai.

Phụ nữ cho con bú cho phép sử dụng thuốc.

Hình 10: Thuốc Nhiệt miệng PV
Hình 10: Thuốc Nhiệt miệng PV

Xử trí khi quá liều

Chưa có báo cáo về biến chứng khi sử dụng quá liều.

Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ liều dùng theo chỉ định của bác sĩ và báo ngay cho bác sĩ nếu lỡ dùng quá liều mà xuất hiện triệu chứng bất thường.

Bảo quản

Nhiệt độ phòng dưới 30 độ C.

Tránh ẩm ướt, ánh nắng mặt trời.

Nhà sản xuất

SĐK: VD-31270-18

Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Phúc Vinh.

Đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên.

Thuốc Nhiệt Miệng PV ngày giá bao nhiêu?

Thuốc Nhiệt Miệng PV ngày hiện nay đang được bán ở sanbanbuon.vn, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang.

Thuốc Nhiệt Miệng PV ngày mua ở đâu?

Thuốc Nhiệt Miệng PV ngày mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Nhiệt Miệng PV ngày để mua thuốc trên website sanbanbuon.vn để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

Ưu nhược điểm của thuốc Nhiệt Miệng PV

Ưu điểm

Giá thành phải chăng.
Thuốc dạng viên dễ bảo quản, mang theo người.
Thuốc có thành phần là các thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ, ít có tương tác với các thuốc.
Thuốc sử dụng gần như cho mọi đối tượng.
Thuốc được sản xuất trên dây chuyền sản xuất hiện đại của Công ty Cổ phần Dược Phúc Vinh đạt chuẩn GMP- WHO.

Nhược điểm

Phụ nữ có thai không được sử dụng thuốc.
Số lượng thuốc uống mỗi lần và số lần uống mỗi ngày nhiều.

Tài liệu tham khảo

  1. Fanfan Hou, Zhenyuan Yu, cập nhập tháng 08 năm 2022. Deciphering the pharmacological mechanisms of Scutellaria baicalensis Georgi on oral leukoplakia by combining network pharmacology, molecular docking and experimental evaluations, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022.
  2. Minseok Kwak, Kijin Yu, cập nhập tháng 12 năm 2018. Rehmannia glutinosa polysaccharide functions as a mucosal adjuvant to induce dendritic cell activation in mediastinal lymph node, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022.